Về cơ bản, có thể ví God Eater 3 như phiên bản anime của game Monster Hunter: World mà trước đây tôi từng trải nghiệm. Nhân vật của người chơi được thiết kế mang đậm phong cách anime của đất nước xứ mặt trời mọc. Mặc dù yếu tố gameplay không hoàn toàn thiên về yếu tố săn bắt quái vật, nhưng cơ chế gameplay lại có nhiều yếu tố tương đồng. Người chơi sẽ điều khiển một nhân vật chính và cùng với ba nhân vật đồng hành AI hoặc người chơi khác để tiêu diệt đủ loại quái vật mà trong game gọi là Aragami. Tuy nhiên, các Aragami này không hề liên quan gì đến tựa game hành động lén lút Aragami đâu nhé.
Bối cảnh trong God Eater 3 là một tương lai đen tối và thế giới bị hủy hoại khi những sinh thể sống gọi là Aragami xuất hiện, “nuốt chửng” tất cả mọi thứ. Thiên tai mới được gọi là Ashlands xuất hiện, tạo nên những hạt tàn tro trôi dạt trong không khí gọi là Ash Storm, lan rộng khắp các khu vực và biến bất cứ thứ gì chúng chạm vào thành tro bụi. Loài người rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, phải sống dưới những căn cứ ngầm dưới lòng đất gọi là Port. Họ tạo nên một thế hệ God Eater mới gọi là Adaptive God Eater (AGE), có thể chịu được tro độc nói trên một thời gian dài. Nhân vật của người chơi là một trong số đó.
Với những bạn nào chưa từng gắn bó với series trước đây, trò chơi có hẳn một mục Databases mà bạn có thể truy xuất ở các Terminal. Đây là một điểm cộng đáng khen của trò chơi khi cố gắng cung cấp những thông tin cần thiết trong trải nghiệm cho những người chơi mới, mà không làm mất thời gian của những người chơi lâu năm của series vốn không cần phải tìm hiểu lại những thông tin đó game go88 . God Eater 3 mặc định bạn đã từng chơi các phần chơi trước, nên không cung cấp các thông tin cũ trong phần trải nghiệm để người chơi hiểu thêm về những từ ngữ như God Arc hay Aragami. Tuy nhiên, game vẫn cung cấp những tutorial khá chi tiết về các yếu tố cơ bản.
Gameplay là yếu tố ấn tượng nhất mà God Eater 3 mang đến. Trò chơi mang đến cảm giác trải nghiệm khá hiện đại, với những vũ khí God Arc khổng lồ nhìn cực ngầu, có thể chuyển đổi để sử dụng làm vũ khí tấn công cận chiến hoặc thành súng để bắn từ khoảng cách xa. Tuy nhiên, trò chơi xây dựng hệ thống nhiệm vụ khá nặng tính lặp lại, chủ yếu chỉ đòi hỏi người chơi tiêu diệt toàn bộ quái vật trong màn chơi, bất chấp mô tả nhiệm vụ như thế nào. Điều này cũng gây tác động không nhỏ đến cốt truyện, khiến các tình tiết diễn ra với tiết tấu nhanh hơn các phần chơi trước.
Trò chơi xây dựng kẻ thù khá độc đáo không chỉ về hình dáng mà cả kịch bản tấn công, thường buộc người chơi phải liên tục thay đổi chiến thuật cho phù hợp với tình huống nhiệm vụ. Chúng trải dài từ những con chim sắt biết bay cho tới những con sư tử khổng lồ có chiêu “sư tử hống” ra lửa. Đặc biệt là tạo hình quái vật ấn tượng không kém những vũ khí God Arc nhìn rất “khủng bố” của nhân vật người chơi. Phần lớn các cuộc chiến thường đòi hỏi bạn phải phá hủy một phần cơ thể của Aragami nhằm làm suy yếu khiến chúng ngã xuống, thu thập những nguyên liệu chế tạo hiếm. Sau đó mới tận dụng cơ hội để tấn công vào core để tiêu diệt chúng.
Vũ khí của người chơi khá đa dạng trong lựa chọn, mỗi loại cũng đều có những ưu và khuyết điểm khác nhau. Việc lựa chọn vũ khí phù hợp cho nhiệm vụ màn chơi cũng là một yếu tố khá quan trọng ở những nhiệm vụ về sau. Sai lầm trong việc sử dụng vũ khí có thể là một hậu quả khó lường khi đối mặt với các Aragami. Đây cũng là một “kinh nghiệm xương máu” mà tôi từng trải khi ban đầu không sử dụng súng vì thấy nó khá rắc rối với thao tác chuyển đổi, chiến đấu không có cảm giác mượt mà và còn tốn Orable Point phải hồi lại bằng vật phẩm.
Trang chủ: https://go88mobi.link/