Nioh 2 là tựa game hành động nhập vai tiếp nối thành công từ phần đầu trong series Nioh được phát hành cách đây vài năm, sở hữu nhiều cải tiến gameplay hấp dẫn. Kỳ thực, gọi Nioh 2 là hậu bản cũng không hẳn chính xác khi phần chơi này lấy bối cảnh thời Chiến Quốc Nhật Bản vào năm 1555, tức gần 50 năm trước khi nhân vật chính trong Nioh dong thuyền đến Nhật Bản trong thời kỳ loạn lạc này. Mục đích của việc thay đổi thời gian có lẽ để trao cho người chơi cơ hội được tùy biến nhân vật riêng trong trải nghiệm, mà không cần phải loại bỏ “trai đẹp” William vì nhiều lý do, chẳng hạn như để dành cho Nioh 3 trong tương lai. Nhân vật của người chơi là Shiftling với khả năng tùy biến cao, đến cả tạo hình sừng quỷ chứ không chỉ đơn thuần cho phép thay đổi về giới tính. Đây là cách gọi một sinh thể nửa người nửa quỷ trong game.
Ở góc độ người chơi, lựa chọn xây dựng nội dung như Nioh 2 là một bước lùi so với phần chơi trước, nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến mức khiến tôi xem là điểm trừ. Phần lớn vì nội dung của Nioh cũng không để lại nhiều dấu ấn, nhất là khi phần giới thiệu William diễn ra “quá nhanh quá nguy hiểm”. Tuy nhiên, cách làm cũ khiến người chơi dễ kết nối với nhân vật chính hơn so với phần chơi mới, xét cho cùng cũng chỉ là được cái này mất cái kia. Cá nhân tôi vẫn thích khả năng được tùy biến nhân vật gắn bó với mình trong suốt trải nghiệm hơn là điều khiển một nhân vật được xây dựng sẵn. Chỉ có một điều khá rầu là tạo hình nhân vật nữ trong bộ giáp samurai nhìn không còn chút gì yểu điệu thục nữ, gần như không thể phân biệt giới tính.
Tuy hai phần chơi không chia sẻ nhiều về tuyến nội dung nên có thể trải nghiệm độc lập, nhưng sự xuất hiện của một số gương mặt quen thuộc sẽ khiến người chơi cũ ít nhiều cảm thấy hào hứng với sinh khí mới mà Nioh 2 mang đến, go88 rút tiền . Chẳng hạn đồ họa ấn tượng hơn dễ dàng nhận thấy ngay từ những thước phim chuyển cảnh hay thiết kế môi trường có mức độ chi tiết rất cao. Hình dựng các nhân vật vô cùng sắc nét và tạo hình kẻ thù rất ấn tượng và đa dạng. Chuyển động của nhân vật cũng không hề ngoại lệ. Thiết lập hình ảnh vẫn cho phép người chơi lựa chọn giữa Action Mode, chấp nhận đánh đổi độ phân giải để đạt tốc độ khung hình 60fps trong khi Movie Mode thì ngược lại, duy trì tốc độ khung hình 30fps để đổi lấy độ phân giải 2K.
Có một điều khá thú vị là nhiều người chơi vẫn thường so sánh Nioh với Dark Souls. Thế nhưng, có lẽ ít người biết Ninja Gaiden phiên bản làm lại phát hành trên Xbox vào năm 2004 mới chính là “cụ tổ” mấy đời của series game nói trên. Nioh chỉ sinh sau đẻ muộn với nhiều cải tiến cơ chế gameplay cũng như đại tu mọi mặt, nhằm mục đích mang đến một trải nghiệp hấp dẫn và không kém phần thử thách hơn. Cảm giác chiến đấu linh hoạt trong Ninja Gaiden cũng chính là thứ mà Nioh 2 kế thừa rất tốt sau thành công sau phần chơi đầu tiên của series này. Tâm điểm của trải nghiệm vẫn là hệ thống chiến đấu “ác bá” có phần quen thuộc với người chơi cũ, nhưng mang nhiều tinh chỉnh cơ chế gameplay phức tạp hơn nếu bạn là người chơi mới.
Ngoài một số thay đổi, bổ sung để tạo cảm giác trải nghiệm hấp dẫn và mới mẻ hơn, hệ thống chiến đấu trong Nioh 2 vẫn giữ nguyên nhiều cơ chế gameplay cũ. Nó vẫn đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn quan sát và đọc vị được các đối thủ AI trước khi quyết định tung đòn vào thời điểm đối thủ hớ hênh. Nếu như “khoảnh khắc quyết định” đó khiến người chơi hào hứng một khi thao tác chuẩn xác, thì cái cảm giác khi đánh bại được kẻ thù sau nhiều lần “quyết tử” mới là yếu tố phần thưởng khiến bạn cảm thấy “say máu” với trải nghiệm nhất. Đó là cảm giác vô cùng thỏa mãn và rất dễ gây nghiện, kích thích người chơi tiếp tục thử sức lại một lần nữa ngay cả khi bạn đã để nhân vật chết đi sống lại nhiều lần.
Chiến đấu trong Nioh 2 vẫn xoay quanh hệ thống Ki cũng như các hành động đỡ đòn và né tránh quen thuộc. Ki tương tự như thể lực trong Sekiro: Shadows Die Twice và có thể tự hồi khi nhân vật có khoảng thời gian “nhàn rỗi”. Thế nhưng, nếu bạn để thanh này cạn thì hậu quả chẳng bao giờ tốt đẹp trong trận chiến cả. Cũng giống phần đầu của series, nhân vật chính có thể dùng thuật Ki Pulse để hồi khẩn cấp thanh này. Tuy thiết kế này khá giống tính năng Active Reload trong Gears 5 khi mang đến chút yếu tố chiến thuật và lợi thế cho người chơi khi chiến đấu, nhưng lại khiến trải nghiệm chiến đấu trở nên phức tạp không cần thiết trong một số trường hợp, nhất là khi người chơi đã có quá nhiều việc phải làm và thao tác bấm nút.
Trang chủ: https://go88.mobi/